Nhựa đường có tất cả bao nhiêu loại và ứng dụng của từng loại

Chắc hẳn đối với nhiều người, nhựa đường là vật liệu quen thuộc và được sử dụng nhiều trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông công cộng. công trình nhà ở,… Nhưng bạn có biết nhựa đường được tạo nên từ hợp chất nào hay không, nhựa đường có mấy loại và ứng dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Nhựa đường là gì?

Theo Wikipedia, nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chính cấu tạo nên nhựa đường là bitum. Trong quá trình sản xuất dầu thô, nhựa đường nguyên gốc sẽ được tạo ra từ các chế phẩm. Ngoài ra, trong thực tế, nhựa đường có thể tồn tại ở dạng tự nhiên ở đáy sông, suối, ao, hồ nước hay các mỏ lộ thiên,…

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số người nhầm lẫn nhựa đường với hắc ín vì đều có thành phần chứa bitum. Hắc in là vật liệu nhân tạo, được tạo ra từ quá trình chung cất và phá hủy các chất hữu cơ, bên cạnh đó, hàm lượng bitum trong hắc ín thấp hơn nhựa đường cùng thuộc tính cơ lý khác biệt. Do đó, bạn đọc hãy lưu ý để phân biệt được hai vật liệu này nhé.

Đặc tính của nhựa đường

So với các loại vật liệu khác được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng, nhựa đường có những đặc tính nổi bật sau đây:

– Nhựa đường có tính ổn định, liên kết giữa các phân tử vô cùng chặt chẽ nên không khí không thể lọt vào bên trong

– Ngoài ra, nhựa đường là loại vật liệu có độ bền tương đối cao, thời gian sử dụng lâu dài.

– Khả năng chống chịu với các tác động ngoại lực lớn tốt, ngăn ngừa các tác nhân gây nứt, gãy trong thực tế vô cùng hiệu quả.

– Xét về tính chất, vật liệu này có kết cấu mềm dẻo, tạo sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển và thi công cũng như pha trộn với các phụ gia khác.

– Độ ma sát tốt, hạn chế khả năng trơn trượt cũng như độ hao mòn khi ứng dụng trong thực tế.

– Đặc biệt, nhựa đường là vật liệu không thấm nước, do đó được sử dụng nhiều để chống thấm.

Cách sản xuất nhựa đường

Hiện nay, nhờ có sự phát triển của công nghệ và hệ thống máy móc hiện đại, thời gian và quá trình sản xuất nhựa đường đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Thông thường, các loại nhựa đường sẽ được tạo ra bằng phương pháp chưng cất phân đoạn các loại dầu thô như dầu diezel, naphtha, xăng,… trong môi trường chân không.

Ngoài ra, nhựa đường còn có thể được sản xuất bằng cách xử lý các thành phần nặng của dầu mỏ, các phân tử nhẹ hơn nhựa đường sẽ được hòa tan bằng butan hoặc propan trong pha siêu tới hạn, sau khi kết thúc quá trình, nhựa đường sẽ lắng đọng ở dưới cùng.

Nhựa đường có mấy loại?

Nhựa đường là sản phẩm của ngành công nghiệp lọc, hóa dầu và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Hiện nay, có đến hơn 20 loại nhựa đường khác nhau được sử dụng trong quá trình sản xuất, tuy nhiên chúng ta có thể chia chúng thành 2 nhóm chính là nhựa đường đặc và nhựa đường lỏng dựa vào đặc tính, cách sử dụng và ứng dụng khác nhau của chúng.

Nhựa đường đặc

Nhựa đường đặc gồm 2 loại chính là nhựa đường đặc bitum được chế tạo từ dầu hỏa và nhựa đường hắc ín có nguồn gốc từ than đá. Tuy nhiên, nhựa đường đặc bitum vẫn là loại được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ vào quy trình chế tạo đơn giản, là sản phẩm thu được từ công nghệ lọc dầu mỏ, có dạng đặc quánh và màu đen. Hiện nay, nhựa đường đặc có thể được chia thành các loại nhựa có cấp độ kim lún khác nhau như: 40/60; 60/70; 70/100; 100/150; 150/250… tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và chế tạo.

Bên cạnh đó, nhựa đường đặc khi được đun trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, pha trộn với sỏi, đá, cát theo tỷ lệ phù hợp sẽ tạo thành bê tông nhựa đường. Nhựa đường đặc cũng có thể tạo ra nhựa đường lỏng bằng cách phối trộn dầu hỏa, dầu diezel theo tỷ lệ phù hợp.

Nhựa đường lỏng

Như đã đề cập ở trên, nhựa đường lỏng là sản phẩm chế tạo từ nhựa đường đặc qua quá trình pha trộn theo tỷ lệ thích hợp với dầu hỏa hoặc dầu diezel, có dạng lỏng, màu đen ở trạng thái tự nhiên. Mức độ nhớt của nhựa đường lỏng sẽ được xác định qua 5 cấp độ: 10-20; 20-40; 40-80; 80-140; 140-250.

Ngoài ra, căn cứ vào tốc độ đông đặc, nhựa đường lỏng có thể chia làm 3 loại:

– Nhựa đường lỏng đông đặc nhanh

– Nhựa đường lỏng đông đặc vừa

– Nhựa đường lỏng đông đặc chậm

Ở các công trình gia thông nước ta, nhựa đường nỏng đông đặc vừa MC30 và MC70 được sử dụng nhiều nhất.

Nhựa đường có độc không?

Nhựa đường là một phức hợp cấu thành từ nhiều hợp chất khác nhau, trong đó có benzo(a)pyrene và benzo(a)anthracene là 2 chất có khả năng gây ung thư cực mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ trong thành phần nhựa đường của 2 hợp chất này là tương đối nhỏ, không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người, đặc biệt trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp qua da. Nhưng nếu phải tiếp xúc với hợp chất này trong thời gian dài, người dùng cần thận trọng và sử dụng kèm theo các vật dụng bảo hộ và bao tay để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Ngoài ra, nhựa đường thường được xử lý ở múc nhiệt độ cao, khoảng 1000 độ C, do đó, nếu tiếp xúc trực tiếp cơ thể con người có thể gây bỏng và tổn thương nghiêm trọng đến người dùng.

Ứng dụng nhựa đường trong thực tế

Với các đặc điểm và tính chất nổi bật như đã đề cập ở trên, có thể thấy ứng dụng nhựa đường trong thực tế là vô cùng đa dạng:

Trong ngành công nghiệp

– Sản xuất ô tô: làm hộp số, sơn gầm ô tô, hợp chất cách nhiệt, cách âm giảm tiếng ồn do ma sát, phanh,…

– Sản xuất vật liệu điện: vỏ bình ắc quy, lõi cacbon, băng giấy, bộ phận cách điện,…

– Sản xuất sơn: sơn mài, hợp chất chống thấm, chống axit, vecni,…

Trong nông nghiệp – thủy lợi

Nhựa đường được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp và thủy lợi như:

– Làm tấm chống thấm cho đập nước, công trình máng thoát nước, sơn phủ hàng rào, bảo vệ các kè đá, bờ đê,…

– Dùng làm tấm phủ chuồng gia súc, sân kho, chống thấm cho các con kênh hay vùng tụ nước.

– Bảo vệ kết cấu cho hồ chứa, bê tông, bồn nước, chậu, vại,…

– Khả năng chịu lực, hạn chế đứt gãy giúp bảo vệ đê ngăn nước, chắn sóng biển, làm đệm cho đê bờ.

– Nhựa đường có có tác dụng quét lên cây xanh, phòng chống rưa trôi đất do bão, lũ lụt, thiên tai gây ra.

Trong xây dựng

Phần lớn, nhựa đường được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng, chủ yếu sử dụng để sản xuất bê tông trải đường hoặc lát nền. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng để:

– Chống thấm, chống ẩm cho sàn, trần, sân thượng,.. của các công trình thể thao, công cộng hay dân dụng.

– Dùng để trám giữa các kẽ hở, van lát tường, gắn các tấm lợp, chống thấm cho các bề mặt trước khi sơn.

– Nhựa đường dùng để xử lý đá ở lòng đường sắt, lối sang ngang,…

– Rải bề mặt sân tennis, trượt băng, bể bơi,…

Trên đây là những kiến thức về khái niệm nhựa đường là gì, nhựa đường có mấy loại và ứng dụng trong thực tế của chúng là như thế nào? Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại vật liệu phổ biến này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *